Năm 2010 của tôi (5)

Tôi đã từng cho rằng, tôi là một người phụ nữ bình thường không thể bình thường hơn, gia đình tôi cũng bình thường không thể nào bình thường hơn nữa. Cha mẹ không có trình độ cao, cần lao chất phác, làm tròn bổn phận con người là hạnh phúc của họ. Chồng tôi xuất thân khó nhọc, cũng là một phiên bản tự đổi thay số phận trở thành nhà giáo như tôi. Đối với những chuyện tầm thường như thế tôi đã quá quen thuộc, cơm ăn 3 bữa, có chỗ trú thân, không lo ăn mặc, muốn tiền muốn nhà muốn đề tài. Tôi và Đầu Trọc yêu thương nhau giống như tất cả các cặp vợ chồng khác trong tiểu thuyết, cha mẹ tôi cũng hay lo lắng và càm ràm những người già khác trong phim truyền hình. Những con người thân thiết ruột thịt ấy không thân thuộc quá đỗi, nhưng lại là khiến tôi ngỡ ngàng : tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những con người tầm thường ấy lại ẩn chứa nguồn nội tâm mạnh mẽ vô tận.

Dưới sự giúp sức của nhiều loại thuốc giảm đau, uống có dán có, tôi cũng đã dừng được cơn đau nhức như khắc cốt luôn thường trực hoành hành. Nằm trên giường, mắt láo liên chờ đợi kết quả chụp CT bằng kim tiêm. Đầu Trọc thì mang cái đầu bóng loáng đi mây về gió giữa các tầng lầu bệnh viện. Cuối cùng, lúc xế chiều, anh ấy kẹp một túi bào đỏ đựng phim chụp PE/TCT cuối đầu im lặng bước vào cửa phòng bệnh.

Tôi hỏi: “có kết quả rồi á?”

Đầu Trọc buồn bã “ừ”

“Kết quả thế nào?”

“Ung thư vú”

“A ha ha ha” cả phòng rộ lên tiếng cười lớn như trút được ránh nặng của cha, của mẹ và tôi. Cái cảm giác trút được gánh nặng đó lâu rồi không gặp, giống như cái thuở nào chờ công bố kết quả thi, tuy điểm rất tệ nhưng cũng vẫn chúc mừng vì 60/100 là đủ chuẩn rồi. Ba kẻ ngu muội, mù y học là tôi và cha mẹ đều mừng vui tột độ, tốt quá rồi, ung thư vú, không phải ung thư phổi, ung thư xương mà là ung thư vú.  Tôi không thể không có phổi, không có xương nhưng vú thì không có cũng được.

Ung thư vú, nếu định mệnh chọn tôi là người mang bệnh ung thư, thế thì, tôi dũng cảm đón nhận cái hiện thực ung thư vú này vậy! Đầu Trọc chỉnh chỉnh mắt kính không nói gì, sắc mặt sa sầm tối mịt như trời sắp đổ mưa: bởi lẽ anh ấy biết ung thư vú cũng có thể gây chết người mà tôi ngay lúc đó còn cách cái chết mảy may một sợi chỉ mành. “Đừng có chủ quan, ung thư vú cũng là ung thư”, Đầu Trọc nhịn không nói nhiều nhưng không thể không nói ra. “Tình hình có đỡ hơn chúng ta nghĩ một chút, nhưng đây là ung thư vú di căn, không thể chủ quan. Nhưng chắc là không sao, em sẽ chống chọi được”

“Ha ha ha ha ha”,  dù gì thì cũng phải vui đi chứ, 3 kẻ ngốc nghếch nhà chúng tôi nào có thèm đoái hoài tới cái sự “lo lắng trời sập” của Đầu Trọc, bắt đầu reo hò “không mắc ung thư xương, ung thư phổi, quá may mắn có chồng sinh con rồi mới phải dính ung thư vú, quá xoàng!”.  Y tá đi vào lấy thân nhiệt, cứ tưởng nhà tôi trúng số, có chuyện gì mà khua tay múa chân vui mừng ríu rít. Khi hỏi ra ngọn ngành, biết được tôi ung thư vú, y tá không nói gì, trên môi vẫn giữ nụ cười nghiệp vụ. Bây giờ nghĩ lại, vô tri nó đáng sợ thế đó và vô tri cũng buồn cười ra nước mắt!

Không lâu sau đó, tôi phát hiện một tờ giấy có nét chữ con gái giống như kiểu chữ của Đầu Trọc, vô cùng rõ ràng là của Đầu Trọc vừa gọi điện vừa ghi lại. Trên đó đi rời rạc: “5 năm, sinh tồn 20%, không nên lạc quan, rất nguy hiểm, Her2+”. Ngoài ra còn có tên của một người, được bút chì khoanh lại: Trầm Khôn Vỹ. Tôi lặng người rất lâu, lúc đó tôi không hiểu Her2+ có nghĩa gì, không hiểu ẩn ý của 2 chữ nguy hiểm, tôi thậm chí chỉ đơn giản nghĩ rằng trong 100 người tôi phải thi vào top 20 thì mới có thể sống được 5 năm. Bây giờ nghĩ lại, nếu có được xác suất 20%  để sống được 5 năm là một điều hạnh phúc, nhưng lúc đó thì nản chí vô cùng.

Tôi đưa tờ giấy ấy cho mẹ tôi xem, mà nhìn lướt qua cấp tóc, mìm cười nói: “không sợ, không tin mấy chuyện tầm phào. Con nhất định không sao”. Cha tôi cũng chồm người qua đọc, hai người đồng lòng chồng tung vợ hứng dõng dạc nói: “Đúng, tôi cũng không tin đâu”.

Tôi không nói cho Đầu Trọc nghe chuyện tờ giấy, anh ấy khi đó đang bỏ ăn bỏ ngủ dùng tinh thần của một người chuẩn bị thi tốt nghiệp cắm đầu vô đống sách vở có liên quan tới ung thư. Một bầu nhiệt huyết, một phen lao tâm khắc khổ nghiên cứu thực tiễn của anh ấy suýt nữa làm tôi mất mạng, đó là chuyện sau này sẽ kể·

Ban đầu gia đình tôi không tin, theo tôi phân tích là bởi vì “vô tri”. Cha mẹ tôi cho rằng hai người bạn của họ ung thư vú, một người ngang tuổi họ sống được tới 20 năm, đánh lộn chắc còn thắng cả cha tôi. Một người kia là người sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày với tôi, cũng đặt cùng tên, mắc bệnh sớm hơn tôi 2 năm, hiện giờ đã đi làm việc lại. Cho nên, theo lý đó, trong mắt họ ung thư vú giống như mắt cá bị bong gân, nằm vài hôm sẽ khỏi. Họ không biết được, ung thư vú cũng gây chết người.

Nhưng mà hơn 1 năm sau, khi những người bạn bệnh của tôi lần lượt hiên ngang ngã xuống, những phản ứng của cha mẹ tôi, ông bà thông gia và Đầu Trọc làm cho tôi không khỏi kính nể: họ thật sự thật sự không lo sợ chi cả. Họ chưa hề lo lắng tôi là người kế tiếp, họ không hề lo lắng có một ngày tay tôi rụng xuống, họ vẫn cứ mỗi ngày vì tôi làm hết mọi việc có thể, toàn tâm hân hoan trông về cái ngày tôi đứng dậy: Cha tôi hàng ngày 4h30 thức dậy, sắc thuốc bắc, sắc linh chi, nấu canh 5 vị, nước Phong Đẩu, nước đậu xanh. Sau đó đựng đầy vô từng chai, chen chân trên chuyến tàu điện ngầm đầu tiên mang tới bệnh viện hoặc nhà tôi thuê; Đầu Trọc thì nghiêm túc tuân thủ bài học đạo đức được bé Khoai Tây dạy cho “Người thân bệnh, thuốc nếm trước, đêm canh chừng, không rời mắt”, trừ phi có chuyện đặc biệt phải rời đi, đa phần đều do anh ấy trông chừng, uống nước đút cơm, đổ phân, đổ nước tiểu, tôi ngủ bao nhiêu đêm ở bệnh viện thì anh ấy nằm cạnh bấy nhiêu đêm. Các bạn bệnh trêu tôi cao cấp quá, đem một phó giáo sư tiến sĩ ra làm Osin.

Thấy anh ấy vừa bưng bô tiểu vừa hướng dẫn mấy thạc sĩ, tiến sĩ làm thực nghiệm,  một số bà dì có tuổi cảm thán không ngớt. Mẹ tôi không biết có tính là vất vả hay không, nhưng là người khổ tâm nhất, bà ấy không thể canh chừng tôi vì phải ở lại Sơn Đông lo giúp tôi cái khu rừng nghiên cứu năng lượng, nên hóa ra càng lo lắng hơn, càng sốt ruột hơn, càng khổ tâm hơn.

Cho nên bà ấy biết tôi lúc “cuộc sống còn đang tiếp diễn” cần nhất là có người trong gia đình thừa kế những tâm nguyện có ích cho xã hội chưa hoàn thành, chứ không phải cần một người hầu hạ chuyện tiêu tiểu. Tôi hiểu hết mọi nguyện, hai mẹ con chúng tôi giao lưu với nhau bằng một dạng thấu hiểu vượt xa ngoài ngôn ngữ. Mẹ tôi nói “Mai mẹ về Sơn Đông”, tôi nói “Dạ, mẹ về đi”

Tôi biết bà ấy đang làm gì cho tôi, cũng như bà ấy biết tôi hiểu bà ấy vì tôi làm tất cả. Có người nhà thấu hiểu thật ra còn quý hơn tiên đơn diệu dược, thứ nội tâm mạnh mẽ không diễn tả được bằng lời đó có lẽ hiện diện trong từng thành viên gia đình tôi: Không phải một mình tôi đang chiến đấu, tuy trên võ đài kia chỉ thấy một mình tôi cô độc giành gật, nhưng tôi luôn có một nguồn sức mạnh và lòng tin vô tận.