Năm 2010 của tôi (3)

Tôi không biết từng có bao nhiêu người phải bị lưu lại phòng cấp chẩn ở Thụy Kim. Tôi thì có tới 3 ngày nằm ở đây nhưng chưa từng đứng dậy nhìn khắp xung quanh cái diện mạo của nó. Chỉ nằm ngó thôi, đó là 1 căn phòng khoảng 30m2, một mặt tường là cửa kính di động, cố gắng lắp kín hết bằng giường cấp cứu, bình O2, giá truyền dịch. Khoảng cách giữa các giường với nhau rất hẹp, lâu lâu có người thăm bệnh đi qua lại kéo vướng mấy vạt áo treo làm lật đổ mấy tô mì, bô tiểu chưa kịp đổ…

Hễ có người đi vào, cửa sẽ tự động mở ra thật lớn, mùa đông có những cơn gió âm hàn ập vô mặt, trên người đắp chăn ấm do cha tôi vội về nhà lấy mang vào, bên dưới người là tấm thảm bông nhưng vẫn cảm thấy vô cùng vô cùng lạnh, nhất là trong đêm khuya 2-3h sáng có người cấp cứu đi vào.

Lúc nhân viên cấp cứu khiêng tôi từ xe cứu đặt lên giường lăn, vị trí có chút chưa đúng, gót chân tôi còn nằm trên mép trụ chân giường bằng inox. Không ai nghĩ rằng, cái khái niệm tôi không thể nhúc nhích là không thể nhúc nhích, tức là đến nỗi tôi không có khả năng nhích cái gót chân ra khỏi chỗ thanh inox lạnh ngắt đó. Tôi bảo mẹ tôi gót chân tôi lạnh quá, nhưng bà ấy luống cuống vội vàng không biết làm sao bèn cởi áo len ra bọc lấy, đệm chân cho tôi, rồi sau đó cha tôi mới đi mua giúp tôi một đôi dép độn bông size khủng. Rất lâu sau này, khi tôi có thể đứng dậy được rồi, tôi mới nhìn kỹ thấy rõ hai bên dép có thêu chữ “mãi tách rời, mãi không từ bỏ”.

Đặt mình vô trong một nhóm người đang chứng kiến sự tàn hoại của sinh mệnh không thể không nói đó là một dạng đau thương. Đau bệnh quýnh quíu lấy thân đã là sự thật, cũng đã thừa nhận rồi, những cơn đau nó chịu đựng cũng phải chịu đựng, chẳng biết làm gì hơn, có lúc gió lạnh thổi buốt xương cũng chẳng làm gì khác hơn là chịu đựng. Nhưng sợ là sợ cả một không gian âm u nặng trịch chèn ép đến nghẹt thở, cộng thêm tiếng rên ra thảm thiết không ngớt tai của những người bạn bệnh, tựa chừng như làm trầm trọng thêm sự khốn khổ của bệnh tình.

3-4h khuya, bên cạnh có người bạn bệnh mới được đưa vào, nằm để khiêng vào nhưng tinh khí thần đều rất tốt, miệng lãi nhãi trách mấy người bạn chuyện bé xé ra to. Đó là một người đàn ông người Hà Nam làm công cho cửa tiệm. Sáng sớm thức dậy mở cửa tiệm thấy tiểu ra máu bất thường, ngồi bất ngờ ngất xỉu. Bạn bè làm chung 3 chân 4 cẳng gọi xe cứu thương chở anh ta vô đây.

Anh ta tỉnh dậy sợ tốn tiền, cố gắng tìm cách xuất viện, bắt đầu mặc cả với các y tá. Tôi và mẹ đang mỏi mệt bị tiếng ồn đánh thức nhưng hai tai cứ để mặc cho lời nói đi vô chứ chẳng có sức mở miệng chen vào. Ai dè chưa tới 6h, vợ anh ta từ Phố Đông vội vã chạy đến cạnh bên giường vừa lay vừa gọi nhưng anh ta không phản ứng. Không phải anh ta đang ngủ mà là không bao giờ còn tỉnh dậy nữa.

Thành thật mà nói, ban đầu ở phương diện chịu đựng, tôi vẫn còn là một đứa trẻ non nớt không lo nghĩ chi, nhưng rồi trong đêm bệnh nhân xung quanh mình hết người này đến người khác lần lượt chết đi, cùng với tiếng than khóc đột ngột vang lên làm cho tôi bắt đầu cảm thấy mông lung, tôi không biết bệnh của tôi nặng hơn hay nhẹ hơn họ, tôi không biết tôi còn cách cái chết bao xa. Cảm giác đó không thể nói là tuyệt vọng, mà vượt lên hẳn sự tuyệt vọng một quãng xa. Tôi không phải sợ chết mà tôi không biết mình phải nên làm thế nào!

Tuy nhiên, tôi có thể cảm giác rõ mồn một là thầy cô bạn bè bắt đầu từ bốn phương tám hướng tụ hợp lại, hình thành nên một tấm lưới vô hình, đứng đầu là Đầu Trọc, đang dốc toàn lực thả xuống cứu vớt một người ta đang bị rớt xuống đáy vực thẳm là tôi. Có lúc đầu bên kia điện thoại, chỉ có một câu nói quen thuộc: “Bồ nói đi! Muốn tìm người nào tôi liên hệ giúp cho!”. Nhưng Đầu Trọc và tôi thì hoàn toàn mất phương hướng. Chúng tôi không biết phải tìm đến ai mới có thể cứu được tính mạng.

Nằm kiểu ấy trên giường bệnh, chờ đợi và chỉ đợi bệnh tật gặm nhấm nhục thể và ý chí, phải nói là vô cùng đáng sợ, “không lối thoát” có lẽ là để hình dung tình cảnh này.

Sự xuất hiện của anh Khưu, trong con mắt của Đầu Trọc, giống như là anh hùng xuất hiện vào thời loạn, thân mặc áo giáp, chân đằng vân mà tới. Anh Khưu vào phòng cấp chẩn ngay đêm đầu tiên tôi đến, hỏi han xong tình hình, hứa hẹn sáng ngày hôm sau sẽ cùng Đầu Trọc đi tìm bạn bè bác sĩ của anh ấy.

Chuyện xảy ra tiếp theo sau đó tôi không rõ lắm. Rất nhiều bác sĩ từng có ân cứu mạng tôi đến nay tôi vẫn chưa gặp mặt. Tôi chỉ biết là có người tên là bác sĩ Mi Kiện Phương, nhìn thấy bệnh án của tôi, trầm tư  giây lát rồi bắt đầu “chải” lại “đầu tóc” đang rối nùi của Đầu Trọc: nên từng bước xác định bệnh chứng của tôi như thế nào, nên đi đâu tìm bác sĩ, nên làm chuyện gì…Giống như thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký lúc muốn vượt qua Thông Thiên Hà, có thần tiên chỉ tay một cái là dòng sông đang cuồn cuộn tự rẽ đôi, lộ ra con đường lớn sáng sủa. Tuy rằng, con đường này chúng tôi phải tự đi từng bước một nhưng chí ít cũng đã có con đường.

Tôi còn biết có một chủ nhiệm khoa Bệnh lý tên Kim Hiểu Long. Đầu Trọc gần như là đến gặp không hẹn trước, đá cửa phòng làm việc người ta như đang có cháy nhà hỏi ai là bác sĩ Kim.  Bác sĩ Kim bối rối cầm lấy bệnh án xem qua rồi trầm ngâm hỏi “Bệnh nhân hiện đang giảm đau bằng thuốc gì?”. Đầu Trọc nói: “Không dùng gì cả”.

Bác sĩ Kim hít hà, nhìn chằm chằm Đầu Trọc rồi từ từ nói ra từng chữ: “Thông thường, ở tình trạng này, đau có thể đau đến chết”. Sự sùng bái của Đầu Trọc dành cho tôi ngay lúc ây như nước Hoàng Hà cuộn cuộn chảy, bởi vì trên cơ bản ngoại trừ những lúc bị chấn động, còn ngoài ra thì tôi chưa hề rên la.

Bác sĩ Kim có lẽ hết sức đáng tiếc cho bà mẹ trẻ có đứa con mới 14 tháng tuổi này, một vài từ thôi đủ để để giải thích cảm nghĩ của ông ấy. Dựa trên bệnh tình hết sức đặc thù của tôi, khẩn cấp như cứu hỏa, ông bắt đầu điện thoại liên lạc ngay với ông bác sĩ tốt nhất mà ông quen để làm xét nghiệm chích lấy tủy xương, chụp cắt lớp CT bằng kim tiêm.

Chích lấy tủy xương đòi hỏi người bệnh có ít nhất 5 phút không được cục cựa, mà năm đó tôi vì đau nên thần kinh co giật liên tục. Điểm này rất chí mạng, cũng vì điểm này, tôi ở bệnh viện 6 nộp tiền viện phí xong bị đẩy vô phòng phẫu thuật chích tủy nhưng rồi lại bị đẩy ra vì không bác sĩ nào dám lấy. Các bác sĩ sợ trong lúc lấy, tôi vô tình co thắt sẽ dẫn tới sự cố, mà hễ như vậy thì đây phải bị bại liệt cả đời. Thế nên việc quyết định có nên chích lấy tủy hay không là một quyết định vô cùng khó khăn với tôi. Quyết định ấy tôi đã dùng một phút thời gian thật thật lê thê để suy nghĩ, cuối cùng quyết định CÓ. Không biết gì sao, trong thâm tâm tôi tự tin mình có thể kiểm soát được mình, dù rằng những cơ co giật kia là thứ phản xạ không điều kiện con người không kiểm soát được.

Bởi vì không thể di động, tôi chỉ giống như một bệnh nhân sau tai nạn bị đẩy ra khỏi cụm giường bệnh thường, đưa vào khu chăm sóc đặc biệt, lưng dựa vô cánh cửa kính mờ để bắt đầu chích lấy tủy. Ngoài túi dụng cụ phẫu thuật của bác sĩ và găng tay sử dụng 1 lần, xung quanh bốn bên không có cái gì để cảm thấy là môi trường tiêu trùng khử độc chi cả, đâu đâu cũng đều các bác sĩ, thân nhân và người bệnh đi qua đi lại, rất dễ va chạm. Nói để biết là điều tôi quan tâm nhất khi ấy không phải là vấn đề vệ sinh mà vô cùng lo lắng cánh cửa kính mờ ấy đột ngột bị mở ra ngay lúc dụng cụ của bác sĩ đang đâm sâu vào xương tôi.

Một bác sĩ nam vô cùng đáng tin và ôn nhu nhẫn nhại đợi tôi 40 phút. 40 phút này chỉ để tôi làm động tác mà người bình thường chỉ mấy không tới 1 giây: nghiêng người, điều chỉnh vị trí, tìm một tư thế mà tôi làm được nhưng thuận tiện cho bác sĩ làm phẫu thuật. Vị trí mà tôi làm được không như hy vọng của bác sĩ, anh ta phải quỳ tại chỗ để lấy tủy cho tôi.

Còn thao tác cụ thể ra sao thì tôi tuy được trải qua nhưng không biết rõ, tôi chỉ ôm chắc lan can giường giữ cho nghiêng người, sau đó nghe tiếng binh binh binh, tựa như bác sĩ đang cầm đồ vật như một cây búa và một cây dùi đâm vào xương tôi. Trong lúc làm còn nói đùa: “Xương cô cứng quá”

Đầu Trọc vịn hai đùi tôi phòng tôi co giật, cho nên chứng kiến toàn bộ quá trình. Tôi từ đầu tới cuối không tạo ra bất kỳ động tác, âm thanh, biểu cảm gì. Thậm chí khi lấy tủy xong còn cười cảm ơn vị bác sĩ vì mình mà quỳ gối. Nhưng cũng vì thế mà nhận được sự khâm phục và ngưỡng mộ của anh ấy.

Chích xương lấy tủy, không đáng sợ như tôi tưởng tượng trước đó. Đáng là sợ là Chụp cắt lớp CT bằng kim tiêm. Vẫn là xuyên xương, nhưng phải lên máy CT, tôi đau đến chạm đáy của sinh mệnh. Tôi xin lỗi, tôi không thể đối diện lại đoạn hồi ức đó.

Dường như sau khi làm chụp cắt lớp CT bằng kim tiêm, trong đêm đó tôi không chịu đựng được nữa, trong cơn đau vô biên không nơi bám víu, chiếc đèn dầu sinh mệnh của tôi như le lói rồi tàn dần. Trong đêm chừng 2-3h sáng, bênh cạnh tôi có một người bạn bệnh không rõ tên kết thúc sinh mệnh. Gia quyến bi ai than khóc ồn ào. Tôi lay gọi mẹ, người luôn túc trực bên cạnh tôi, mắt luôn nhắm hờ nhưng không tài nào ngủ được. Tôi nói, nếu con đi rồi, mẹ hỏa táng con ở Thượng Hải, sau đó đưa tro cốt con về Sơn Đông tìm một nơi ở triền núi Khúc Phụ nơi con từng ấp ủ làm khu rừng nghiên cứu môi trường mà chôn. Chí ít ở đó có cây xanh suối chảy, chim hót côn trùng kêu, chứ đừng để con làm cô hồn dã quỷ ở trong những khu rừng bê tông Thượng Hải này.

Mẹ tôi gật đầu chứ không nói, tôi dặn dò mẹ, Khoai Tây mỗi năm khi sinh nhật, dắt nó đi thăm tôi, sẵn tiện trải nghiệm đời sống thôn dã. Tôi dặn mọi người nhất định phải tự chăm sóc bản thân cho tốt, chỉ có chăm sóc tốt bản thân mới có thể thay tôi chăm sóc tốt Khoai Tây trong thời khắc then chốt này. Lúc nói tới đây tôi không kiềm chế được nữa, tôi đang tự khảo tra chính mình, rốt cuộc người không bỏ rơi được là Khoai Tây hay là cha mẹ mình.

Tôi biết Khoai Tây sẽ có rất nhiều người thương, Đầu Trọc sẽ chăm sóc nó tốt còn cha mẹ tôi mới đáng lo lắng nhất. Nhưng không hiểu tại sao không lại không nỡ từ bỏ con búp bê mủn mĩm mới biết gọi mẹ kia. Ngay khoảnh khắc đó tôi đột nhiên nhớ tới một câu hát trong Hồng Lâu Mộng “Thế gian ai cũng hay cha mẹ tốt, chỉ có cháu con chẳng nhớ gì.”. Tôi thậm chí nghĩ, dù cho có bị đau đớn tới đâu, đau đến không cục cựa được, ngày ngày áo dơ, mặt lấm lem nằm ra giữa ngã tư cho ngàn người phỉ nhổ mắng chửi, vạn người giẫm đạp, chỉ cần có thể nhìn thấy cha mẹ tôi dắt Khoai Tây đến đường mẫu giáo học thì tôi chịu hết.

Đầu Trọc trời hửng sáng mang đến một tin tức tốt, anh ấy quơ quào đủ kiểu cuối cùng cũng tìm ra được bác sĩ J. Không đợi ra kết quả kiểm tra, quyết định nhân lúc đang nghỉ tết dương dịch đẩy tôi vô lầu 20. Bởi vì hôm đó là ngày 31/12. Bởi vậy, nếu tôi nằm đợi suốt ở phòng cấp chẩn mà không dùng thuốc gì cả cho tới qua hết kỳ nghỉ tết dương lịch thì kết quả không biết sẽ như thế nào?

Lầu 20 là bệnh viện trong bệnh viện. Một liên doanh giữa Thụy Kim và Hồng Kông, điều kiện khác hẳn bên phòng cấp chẩn một trời một vực. Trong lúc bệnh tình tôi nguy kịch mà chưa có bất kỳ kết quả kiểm tra nào, bác sĩ các khoa dù có tội nghiệp tới đâu cũng không dám nhận tôi nhập viện và liều kê toa. Đi tới nơi đó là một lựa chọn quá độ tốt nhất. Lầu 20 là trung tâm ung bướu Thụy An thì chẳng cần có mối quan hệ quen biết đặc biệt gì cả. Vậy mà trước giờ chúng tôi không hay biết mấy thông tin này. Có lúc, một câu nói là một mạng người~

Vào Thụy An, việc làm đầu tiên làm ngay là kiếm ngay thuốc giảm đau, uống thử vài viên trước xem phản ứng ra sao, không tác dụng, sau đó cả ngụm cũng không có hiệu quả gì rõ rệt. Sau nữa quyết định tiêm thuốc giảm đau liều mạnh, nhưng bi kịch là lúc đó tôi đau đến nỗi gây co thắt không điều kiện, tiêm thuốc vào sẽ có phản ứng tự vệ. Cơ mông co thắt dữ dội, kim khó khăn lắm mới đâm vào được, y tá mới uống sữa có được bao nhiêu sức lực đều dùng hết sạch, không đẩy nổi xy-lanh. Tiếp sau đó dùng thêm thuốc dán giảm đau, 4 miếng.  Tôi liếc mắc nhìn cái bao bì trên tay y tá có ghi dòng chữ: cấm dùm cho bệnh nhân ung thư trên 40 tuổi.

Sau này khi tôi đã có thể hoạt động, có thể chỉnh lý đồ đạc, có cơ hội đọc giấy hướng dẫn, mới biết loại thuốc dán này dùng nhiều hoặc dùng không đúng vị trí sẽ ảnh hưởng chức năng tim, phổi, nguy hiểm tính mạng.

Nói gì thì nói, tôi đã có thể cầm đau. Tôi nằm trên chiếc giường tự điều khiển nâng lên xuống bằng vi tính nhập từ Mỹ, nghe bài Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ trên máy tính, đó là bài nhạc chống ung thư mà Đầu Trọc tìm cho tôi, cha mẹ tôi đứng hai bên cạnh. Tôi hai mắt nhắm nghiền, vô cùng tận hưởng thời khắc không bị cơn đau hành hạ. Thế là tôi thốt ra: “Nếu không bị đau thì những ngày này chắc sảng khoái lắm”.

Không ngờ người nói vô ý mà người nghe ngậm ngùi. Mẹ tôi nhoẻn miệng cười rồi nước mắt tuôn trào. Sau này câu nói ấy của tôi đã trở nên nổi tiếng trong thời gian tôi nằm bệnh.