Tự cười do trước giờ mình nhìn mà không thấy
Tôi từng ra ra vào vào bệnh viện Thụy Kim cả nửa năm, trong nửa năm tiếp xúc khoảng 30-50 người bạn bệnh. Ban đầu bị những cơn đau bệnh giày vò, sau đó bớt đau thì bắt đầu trò chuyện với họ.
Tôi học qua 2 thạc sĩ, 1 tiến sĩ nên hai môn thống kê xã hội học và điều tra xã hội học không biết học đi học lại bao nhiêu lần. Mắc bệnh nghề nghiệp, trong lúc nói chuyện tôi tự nhiên trở nên như một điều tra viên, dùng tư duy chuyên môn bắt đầu khơi gợi phỏng vấn: nó như là hành vi nghiên cứu khoa học tự phát. Bởi vì tôi luôn muốn làm rõ rốt cuộc người như thế nào sẽ mắc bệnh ung thư. Có lúc hỏi chuyện cao hứng tới mức tự thấy mình là một nghiên cứu sinh trẻ đang nằm vùng trong phòng bệnh ung thư. Có điều mỉa mai là, thực tế tôi lại là một người ung thư nằm vùng trong một nhà nghiên cứu trẻ.
Nằm vùng lâu dài lấy mẫu (thống kê) với kích thước mẫu n>50 làm tôi có đủ tự tin đưa ra suy luận đáng tin cậy có liên quan đến tính cách của người mắc bệnh ung thư: “người mắc bệnh ung thư không nhất định từng trải qua trầm cảm lâu dài”.
Có thể khẳng định, người mắc bệnh ung thư vú có tính cách hướng nội là rất ít rất ít. Ngược lại, rất nhiều người đều thuộc tính cách có khuynh hướng hướng ngoại nặng về kiểm soát (người khác), trọng quyền lực, hiếu thắng, nóng vội...Nhưng mà những người bệnh được chọn phỏng vấn đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giống nhau: trong gia đình họ đều có người nhà có doanh nghiệp, ông xã bọn họ như ông vua bên cạnh luôn đáp ứng mọi điều, họ như bà hoàng trong một vương triều. Bối cảnh kinh tế gia đình kỳ thực không thể nói lên điều gì, bởi vì những người đến Thụy Kim trị bệnh, đặc biệt là người ngoài tỉnh, không có điều kiện kinh tế mạnh thì không đến bệnh viện này nhập viện điều trị lâu dài.
Tính cách đặc trưng của những bạn bệnh không khỏi làm tôi bắt đầu tự vấn đề tính cách của mình. Tôi rất thích tính cách của mình, dù có lần ở trên bàn rượu từng một đám anh trai nửa đùa nói kiếp trước tôi chắc là nữ tướng cướp. Tôi trước giờ không cho là có gì không tốt, sau khi sinh bệnh mới không thể không thừa nhận, tính cách của mình không tốt: tôi quá thích tranh đua hiếu thắng, phàm chuyện gì cũng làm tới mức tốt nhất, quá mức thích thú thống lĩnh đại cuộc, hay lo âu quá mức, không cam chịu làm kẻ tầm thường.
Nói tóm lại, tôi trước kia nhìn chưa thấu đáo.
Tôi từng có ý đồ trong 3 năm rưỡi lấy 2 học vị, 1 thạc sĩ Na-Uy, một cái tiến sĩ Phúc Đán. Nhưng Tiến sĩ không như Thạc sĩ, tôi phải bán mạng ngày đêm gian khổ, cuối cùng không hoàn thành mục tiêu đã định, tự mình tức tối phẫn nộ mình. Bây giờ nghĩ lại dù bán mạng cho tới mệt chết, suy cho cùng cũng chỉ để tốt nghiệp sớm 1 năm. Nhưng trên trái đất này có ai đếm xỉa gì tới việc tôi tốt nghiệp tiến sĩ sớm hay muộn hơn 1 năm đâu?
Tôi từng có ý đồ làm một nữ học giả ưu tú. Tuy nhiên tôi không sở trường về nghiên cứu khoa học, nhưng đã đi con đường nghiên cứu khoa học thì phải ráng có dáng có dấp!
Tôi từng tham vọng trong 2,3 năm lên được Phó giáo sư, thế là bắt đầu bán mạng gởi bài nghiên cứu, đăng ký đề tài, dù rằng mục tiêu sau khi làm phó giáo sư là chi vẫn chưa rõ ràng, tôi vô cùng mông lung. Cứ vì một mục tiêu không biết có phải là mục tiêu của đời mình hay không mà liều mạng, không thể không nói là đó là làm chuyện khờ dại. Mắc bệnh rồi tôi mới biết, con người phải đem hạnh phúc xây dựng trên những mục tiêu cuộc sống có khả năng duy trì lâu dài, chứ không phải chỉ để nhìn thấy những lợi danh ngắn ngủi.
Tôi bẩm sinh vốn không giỏi chuyện nội trợ, nhưng mà thích lo lắng chuyện thu xếp trong ngoài. Đặc biệt là sau khi làm mẹ của Khoai Tây thì tâm tư rất chu đáo, cứ như là cục CPU của cả nhà. Đồ gì để ở đâu, lúc nào nên làm chuyện gì, nên tìm ai làm chuyện gì…vân vân và vân vân đều do tôi xử lý quyết định. Trước khi bệnh một tháng tôi dọn nhà, Đầu Trọc như mộng du chẳng biết chuyện gì, tặc lưỡi nói giống như ngủ một giấc sáng dậy đã là một chỗ khác.
Sau này có bệnh rồi, tôi mới phát hiện ra Đầu Trọc thật ra không phải là con mọt sách đánh mất khả năng lo toang những chuyện thường nhật như tôi tưởng tượng. Không có mợ chợ vẫn đông, tôi không lo lắng được gì nhưng anh ấy và Khoai Tây vận có thể sống phây phây. Tuy rằng là chi tiêu có nhiều hơn một chút. Nhưng tiết kiệm được mấy đồng để đó rồi vài năm sau nó lạm phát, dù tôi có nhọc công cho lắm thì 30 năm sau tiết kiệm được bao nhiêu đâu chứ! Cha mẹ tôi 30 năm trước nếu có 10 ngàn tệ thì cơ bản tương đương với triệu phú bây giờ, nhưng thực tế là 10 ngàn bây giờ chẳng thể mua được món đồ giá 500 tệ hồi đó.
Sau khi vượt thoát ra khỏi ý niệm cái sống cái chết của việc sống không bằng chết, của cơn thập tử nhất sinh, tôi đột nhiên cảm thấy người nhẹ nhõm. Chẳng màng kiểm soát đại cục, tiểu cục gì nữa, chẳng màng lo chuyện rãnh hơi, tôi không còn có đối thủ, không còn có kẻ thù, tôi cũng không còn quan tâm ai mạnh hơn ai, đề tài có cũng được, nhiệm vụ cũng kệ, tạm thời bỏ hết.
Mọi điều trên thế gian, đều là giả tạm, tất cả sẽ·như gió thoảng mây trôi.